• Gợi ý từ khóa:
  • Bếp Từ, Máy rửa bát, Nồi, Chảo, dao, nồi chiên, robot, hút bụi, ép chậm, đèn học,...

7 lợi ích khi nấu ăn bằng nồi nấu chậm. Mẹo sử dụng đúng cách, an toàn

Nồi nấu chậm giúp bảo toàn chất dinh dưỡng của món ăn, việc nấu ăn trở nên đơn giản hơn. Cùng tìm hiểu 7 lợi ích của nồi nấu chậm và những điều cần lưu ý khi sử dụng nồi hiệu quả nhé! 


1. Lợi ích nấu ăn bằng nồi nấu chậm

Bảo toàn chất dinh dưỡng 

Lợi ích quan trọng nhất khi sử dụng nồi nấu chậm chính là khả năng bảo toàn chất dinh dưỡng của thực phẩm trong quá trình nấu.

Thức ăn được nấu ở nhiệt độ thấp 75 – 135 độ C trong thời gian dài nên các vitamin sẽ không bị phân huỷ hay phản ứng hoá học với các chất khác. Do đó, hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn được bảo toàn gần như là nguyên vẹn.

Bên cạnh đó, khi sử dụng nồi nấu chậm bạn sẽ không sợ bị cháy thức ăn, đảm bảo thức ăn vừa chín tới cũng như giữ trọn vẹn hương vị vốn có của thực phẩm, phù hợp cho việc nấu cháo cho trẻ nhỏ. 

Thực phẩm vẫn bảo toàn được nguyên vẹn chất dinh dưỡng khi nấu bằng nồi nấu chậm

Xem thêmNồi nấu chậm là gì? Dùng để làm gì? Có nấu cháo cho bé được không?


Không làm vỡ thức ăn trong khi nấu

Thông thường các loại củ như khoai tây, cà rốt sẽ có thời gian nấu lâu hơn thịt. Nếu sử dụng nồi áp suất, việc cho rau củ vào trước và hầm ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ có khả năng làm cho chúng nhừ ra và bị vỡ. Nhưng khi sử dụng nồi nấu chậm, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Kể cả khi bạn cho rau củ xuống đáy nồi và để thịt lên trên, rau củ vẫn chín đều và giữ được hình dạng của nó.

Nồi nấu chậm không làm vỡ thức ăn, an toàn hơn so với nấu bằng nồi áp suất

Nấu ăn tiện lợi 

Bạn chỉ cần cho tất cả nguyên liệu đã được sơ chế và tẩm ướp vào bên trong nồi, rồi bật chế độ phù hợp từ bảng điều khiển nút nhấn mà không lo trào nước khi nấu, không cần canh chừng. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian nấu, giảm bớt công việc dọn dẹp, cũng như có thêm thời gian rãnh để tranh thủ làm những công việc khác. 

- Thấp (Low): Hâm nóng, thực phẩm mềm, các loại đậu,… - Cao (High): Ninh xương, các loại củ, hạt… - Tự động (Auto): Tự động tuỳ chỉnh nhiệt năng.

Nồi nấu chậm giúp nấu ăn tiện lợi

Nồi nấu chậm Panasonic 5 lít NF-N50ASRA

Lưu ý: Hầu hết các nồi nấu chậm thường có 2 hoặc 3 chế độ cài đặt:

  • Với chế độ cài đặt thấp nhất, thức ăn sẽ thường được nấu trong vòng 6 - 10 tiếng.
  • Với chế độ cài đặt cao nhất, cho phép thực phẩm được nấu nhanh trong vòng 4 - 6 tiếng.
  • Tùy theo món ăn, bạn có thể chọn chế độ cao nhất trong giờ đầu tiên, rồi sau đó chỉnh lại chế độ phù hợp để món ăn của bạn được nấu chín một cách hoàn hảo.

Làm mềm nhuyễn thức ăn cho nhà có trẻ nhỏ, ăn dặm

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, việc nấu thức ăn nhuyễn sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn. Khi sử dụng nồi nấu chậm, thức ăn sẽ được nấu trong thời gian dài. Bạn có thể điều chỉnh chế độ phù hợp để nấu nhuyễn thức ăn hơn. Đặc biệt những món ăn có chứa thịt cũng sẽ đảm bảo thịt được nấu mềm hơn so với nồi nấu thông thường.

Nồi nấu chậm thích hợp để làm mềm nguyễn thức ăn cho nhà có trẻ nhỏ, ăn dặm

Thưởng thức nhiều món ngon, dinh dưỡng

Không cần phải tốn tiền để mua các món dinh dưỡng hầm sẵn, tiện dụng ở bên ngoài. Bạn chỉ cần bỏ ít thời gian để chuẩn bị các nguyên liệu và tẩm ướp theo công thức, cho tất cả vào nồi, là sẽ có ngay một hoặc nhiều món dinh dưỡng ngon, để cùng thưởng thức với gia đình. 

Lưu ý:

  • Dùng nồi nấu chậm để làm mềm thịt và hầm xương, là lý tưởng nhất!
  • Thời gian dùng nồi nấu chậm: 1 tiếng ở cài đặt chế độ cao gần bằng khoảng 2 tiếng nấu ở cài đặt chế độ thấp.
  • Nhiệt độ trong nồi nấu chậm: 1 giờ trong lò nướng ở 350 độ F tương đương với khoảng 4 giờ ở chế độ cao hoặc 8 giờ ở chế độ thấp.

Nồi nấu chậm nấu đa dạng món ăn

Nồi nấu chậm Panasonic 3 lít NF-N30ASRA

Sử dụng bất kì khi nào

Dù là mùa đông hay mùa hè, thời tiết có thay đổi ra sao, thì việc dùng nồi nấu chậm cũng rất hữu ích. Bạn có thể làm ra những tô soup nóng hổi để thưởng thức ngay vào những ngày trời mưa, thời tiết lạnh, âm u.

Hoặc bạn cũng có thể chế biến bất kì món hầm, món ăn nào vào những ngày trời nắng nóng, mà bạn không cần phải sử dụng bếp gas hay lò nướng để nấu ăn. 

Sử dụng bất kì khi nào

Tiết kiệm điện (nhiên liệu) nấu

Nấu thực phẩm trong nồi nấu chậm, thức ăn sẽ luôn được duy trì ở nhiệt độ tối ưu, khiến chúng chín đều và mềm một cách hoàn hảo.

Bạn không cần phải điều chỉnh nhiệt độ cao - thấp (khi dùng bếp từbếp hồng ngoại), hoặc điều chỉnh lửa lớn - nhỏ (khi dùng bếp gas), để làm chín thực phẩm. Nói một cách khác, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện hoặc nhiên liệu trong việc nấu ăn.

Hơn nữa, lòng nồi được làm bằng sứ ceramic cao cấp nên sẽ đảm bảo an toàn khi sử dụng, bền bỉ lại lại dễ vệ sinh.

Tiết kiệm điện (nhiên liệu) nấu

Lưu ý khi chọn nồi nấu chậm:

  • Tùy theo mỗi loại nồi, dung tích nồi nấu chậm dao động từ 1 - 7 lít.
  • Nồi nấu chậm có dung tích nhỏ, thích hợp cho việc làm các món sốt, món nước chấm.
  • Nồi nấu chậm có dung tích lớn, hợp cho việc làm các món hầm chứa thịt, xương.
  • Nồi nấu chậm dung tích từ 3,5 - 4 lít, phù hợp cho gia đình 4 người hoặc ít hơn.
  • Nồi nấu chậm dung tích 5 - 7 lít, hoặc lớn hơn, phù hợp cho gia đình từ 5 người trở lên.

2. Các mẹo sử dụng nồi nấu chậm đúng cách, an toàn

Nếu bạn ngại khi mới lần đầu sử dụng hoặc cảm thấy lo lắng khi bạn không có mặt ở gần chiếc nồi trong lúc nó đang hoạt động, hãy tham khảo một số mẹo sử dụng nồi nấu chậm sao cho đúng cách và an toàn nhé!

Luôn giữ vệ sinh và làm sạch nồi đúng cách

Chất liệu nồi bên trong dễ bị bong lớp tráng men hoặc dễ bị trầy xước, nếu bạn vô tình dùng miếng cọ nhôm rửa chén để làm sạch. Thay vào đó, hãy dùng loại miếng vải mềm để rửa chúng trước và sau khi dùng. 

Luôn chăm sóc và làm sạch nồi

Rã đông thịt, thực phẩm đông lạnh trước khi nấu

Hãy luôn rã đông thịt cũng như các thực phẩm đông lạnh khác, trước khi cho vào nồi nấu chậm để nấu chín. Vì điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nước chảy ra nhiều từ các thực phẩm này khi nấu, làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Ngoài ra, cũng có trường hợp dẫn đến việc tràn nước nấu ra bên ngoài nồi (với những món hầm nhiều nước), gây ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của nồi.

Và hãy nhớ, việc rã đông thực phẩm đúng cách sẽ giúp bạn giữ lại được hầu hết các chất dinh dưỡng khi nấu.

Rã đông thịt, thực phẩm đông lạnh trước khi nấu

Không nên nấu những thức ăn từ sữa, bơ, chất béo

Những món ăn từ sữa, chẳng hạn như phô mai, sẽ bị mất chất dinh dưỡng nếu nấu trong nồi nấu chậm quá lâu. Do đó, bạn nên cho những loại thực phẩm này vào công đoạn nấu sau cùng. Đồng thời, việc cho sữa, kem, phô mai vài phút trước khi món ăn hoàn thành sẽ giúp cho chúng không bị vón cục, thức ăn sau khi nấu sẽ trông đẹp mắt hơn mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng.

Những chế phẩm từ sữa nên cho vào giai đoạn nấu sau cùng tránh bị mất chất dinh dưỡng

Mặt khác, chất béo sẽ làm cho nhiệt độ trong nồi tăng cao, cùng với việc nấu trong thời gian dài sẽ gây mềm nhừ thức ăn. Bạn nên loại bỏ bớt mỡ trong thịt để hạn chế vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cũng không nên loại bỏ hoàn toàn, bởi vì việc thịt quá nạc sẽ khiến món ăn bị khô, làm giảm sự ngon miệng.

Nấu cá nên cho vào cuối thời gian nấu

Do cá nhanh chín, nên bạn cần cho cá vào gần cuối thời gian nấu tránh cho việc cá bị nấu quá chín. Tương tự đối với một số hải sản khác như tôm, sò điệp, hàu,... bạn cũng nên cho chúng vào giai đoạn sau cùng.

Cá và hải sản nhanh chín nên cho vào giai đoạn nấu sau cùng

Dung tích nồi phù hợp với khối lượng thực phẩm cần nấu

Tùy theo bạn dùng nồi nấu chậm có dung tích ra sao, mà cân nhắc khối lượng các nguyên liệu thực phẩm cần nấu cho phù hợp. Vì cho quá nhiều thực phẩm, hay quá ít đều ảnh hưởng đến thời gian nấu và chất lượng món ăn, kể cả sự an toàn cho bạn. 

Chẳng hạn: Bạn nên đặt thịt vào nồi nấu chậm cùng với một ít chất lỏng (như nước dùng hoặc nước sốt). Nếu công thức bạn có thành phần rau, thì nên cho vài phút trước khi món ăn được hoàn thành, để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong rau không bị mất đi. Đồng thời, kiểm soát được lượng thực phẩm cho vào nồi, liệu có quá nhiều hay không.

Lưu ý:

  • Không nên nấu mỳ ống hoặc thêm các loại ngũ cốc trong nồi nấu chậm, vì các thực phẩm này sẽ nhanh chóng bị nở ra, trở nên nhão và làm tăng thể tích đột ngột bên trong nồi, gây nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên nấu chúng riêng ở bên ngoài và dùng kèm khi thưởng thức.
  • Nên thêm các loại rau mềm (cà chua, nấm và zucchini) trước 45 phút hoặc ít hơn (tùy công thức) sau khi món ăn được hoàn thành.

Dung tích nồi phù hợp với khối lượng thực phẩm cần nấu

Cài đặt chế độ nấu linh hoạt

Mỗi người đều có cách nấu ăn bằng nồi nấu chậm khác nhau, nhưng bạn cần nên cài đặt chế độ cao khi nấu trong giờ đầu tiên, xem thực phẩm có độ chín thế nào, rồi bạn mới điều chỉnh lại nhiệt độ ở mức cài đặt thấp hơn để tiếp tục nấu món. 

Lưu ý: Đặt và giữ nắp nồi nguyên vị trí trong quá trình nấu. Vì nếu bạn liên tục mở nắp ra để kiểm tra, thì thời gian nấu món sẽ hoàn thành chậm hơn. Cứ mỗi lần mở nắp thì mất khoảng 15 - 20 phút thời gian nấu.

Viết bình luận

Tài Trang Hàng Đức
Tài Trang Hàng Đức